top of page

Ken Atkinson: bất động sản Việt Nam luôn tiềm năng!

Đã cập nhật: 1 thg 7, 2020

Ông Kenneth (Ken) Atkinson cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục vững mạnh nhờ dòng vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng, nhờ vào Hiệp ước Thương mại giữa EU - Việt Nam và xu hướng chuyển dịch nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam. Dưới đây là phỏng vấn độc quyền của VnInvestors.com - Diễn Đàn Nhà Đầu Tư Việt Nam Toàn Cầu, và Ông Ken.

(Ken Atkinson - ảnh do ông cung cấp)


1/ Ông thấy Thị trường Bất động sản Việt Nam có tiềm năng như thế nào trước đại dịch, hiện nay và trong tương lai (trong trung và dài hạn) xét về nhu cầu (xu hướng), sản phẩm và dự báo thị trường?


Trước khi đại dịch xảy ra, tôi thấy thị trường bất động sản phát triển về nhiều mặt do tầng lớp trung lưu ở Việt Nam đang phát triển, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và ngành du lịch đang bùng nổ. Tất nhiên, bây giờ mọi thứ đã thay đổi, đặc biệt là với khách sạn, resort và ngành hàng bán lẻ. Trong khi sự xuất hiện của những căn hộ mới có dấu hiệu giảm, tôi quan ngại nó có thể kéo dài bởi vì chúng ta chưa biết được hết những ảnh hưởng của vấn đề thất nghiệp nhưng tôi tin sự chậm lại này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn. Tôi nghĩ ngành bán lẻ sẽ cần nhiều thời gian hơn để phục hồi bởi vì người tiêu dùng đã quen với thương mại điện tử qua đợt giãn cách xã hội vừa rồi. Tuy nhiên sẽ có sự tập trung nhiều vào những trung tâm thương mại hướng tới mảng ẩm thực và giải trí để bù đắp điều này. Nền kinh tế sẽ tiếp tục vững mạnh nhờ dòng vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng, nhờ vào Hiệp ước Thương mại giữa EU và Việt Nam và xu hướng chuyển dịch nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam.


2/ Nhìn nhận của những công ty nước ngoài / nhà đầu tư đối với thị trường Việt Nam? Ông nghĩ sao về đầu tư nước ngoài vào Thị trường BĐS Việt Nam và nó đang tập trung vào mảng nào? Những khu vực / thành phố / tỉnh thành nào đang được quan tâm?


Tôi nghĩ các nhà đầu tư nước ngoài vẫn rất quan tâm tới thị trường Việt Nam vì sự năng động của nó và đặc biệt là số liệu thống kê về quy mô dân số (96 triệu) và tỷ lệ đô thị hóa tương đối thấp 34%, thêm vào đó là tầng lớp trung lưu đang tăng và quy mô hộ gia đình trung bình giảm khi lớp trẻ ở riêng thay vì sống với cha mẹ mình, tạo nên nhu cầu nhà ở lớn.


Mọi người sẽ quan tâm nhiều đến căn hộ và nhà ở giá rẻ (tại Tp HCM và Hà Nội); BĐS công nghiệp và văn phòng cũng được quantâm chú ý. Các nhà đầu tư cũng sẽ tìm kiếm những khách sạn hay resort đang mắc kẹt để mua lại với giá hời tuy nhiên theo kinh nghiệm từ những đợt khủng hoảng trước đây, các loại tài sản này cũng hiếm trên thị trường.


Sự quan tâm chính vẫn tập trung vào tp HCM và Hà Nội và những tỉnh lân cận nhưng còn có những thành phố loại 2 như Đà Nẵng, Cần Thơ , Vũng Tàu và Nha Trang cũng được chú ý.


3/ Ông có lời khuyên nào cho những công ty BĐS / chủ dự án / Chính phủ Việt Nam về việc làm sao để thu hút thêm đầu tư từ nước ngoài không?


Trở ngại lớn nhất mà hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài đề cập đến là sự thiếu minh bạch và quá trình thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng rất phức tạp, kéo dài cũng như nhu cầu được Chính phủ loại bỏ một số điều kiện kinh doanh và các giấy phép con. Vẫn còn nhiều mâu thuẫn hoặc thiếu rõ ràng giữa nhiều điều luật chồng chéo cần giải quyết và chúng tôi tin rằng Chính phủ vẫn đang ngày càng cải thiện các vấn đề này.


Đối với các công ty BĐS trong nước, cần hiểu rằng nhà đầu tư nước ngoài chỉ đầu tư vào những dự án được cấp phếp, đã được cấp giấy phép sử dụng đất và giấy phép triển khai dự án nên tôi tin rằng có nhiều cơ hội cho các công ty BĐS và chủ dự án trong nước với những dự án sạch, có kế hoạch và cấu trúc rõ ràng đi kèm với những chuyên gia tư vấn uy tín trong nước và quốc tế.


4/ Ông nghĩ gì về những ảnh hưởng từ Đại dịch Covid-19? Có thách thức và cơ hội gì? Ông có lời khuyên nào cho cộng đồng doanh nghiệp VN và người VN về việc vượt qua những thách thức đó?


Tất cả những ảnh hưởng từ đại dịch sẽ làm tổn hại toàn bộ nền kinh tế nhưng vẫn còn quá sớm để khẳng định điều gì. Việt Nam sẽ vượt qua tốt hơn hầu hết các quốc gia khác bởi vì thành công của Chính phủ trong việc nhanh chóng lan truyền thông tin, thực hiện cách ly và đóng cửa sớm các đường biên giới. Việc này sẽ giúp Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là với những ai đang cân nhắc một địa điểm khác thay cho Trung Quốc. Việt Nam được dự báo sẽ là nước có chỉ số tăng trưởng GDP cao nhất thế giới trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay. Nhiều ngành sẽ sớm phục hồi, tuy nhiên ngành khách sạn và du lịch sẽ chịu tổn hại nặng nề năm nay và được dự đoán là sẽ còn tiếp diễn trong năm tới 2021.


Người Việt trong lịch sử luôn đối diện và vượt qua nhiều thách thức lớn hơn Đại dịch Covid-19 này nhiều lần. Vì thế tôi tin rằng người Việt Nam sẽ tiếp tục chiến thắng với các thách thức của Covid-19.


5/ Một số người Việt muốn tận dụng cơ hội này để đầu tư, tuy nhiên họ không biết khi nào và giá nào là phù hợp. Ông có lời khuyên nào không?


Kinh nghiệm kinh doanh hơn 50 năm của tôi là đừng bao giờ đợi bất cứ điều gì đạt đỉnh hoặc chạm đáy hay lúc nào giá sẽ rẻ nhất. Sẽ không bao giờ xác định dự báo được những điều này. Mấu chốt là khảo sát thẩm định và dự báo là khuynh hướng giá trị tài sản bạn đang quan tâm sẽ có khuynh hướng điều chỉnh giá trị thế nào trong tương lai và dự báo thu nhập trên khoản đầu tư. Và nếu cả bên bán và bên mua khi chốt thương vụ mà cả 2 bên đều cảm thấy mình hài lòng thì đó sẽ là thương vụ tốt.



6/ Ông có thể giới thiệu đôi điều về bản thân?


Tôi là người sáng lập nên Grant Thornton Vietnam và hiện nay tôi là cố vấn cấp cao cho Hội đồng Quản trị. Tôi cũng nắm giữ một số chức vụ khác như là Phó Chủ tịch của Hiệp hội Tư vấn Du lịch và Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Anh tại Việt Nam. Tôi là người Anh nhưng tôi có quốc tịch thứ hai là Việt Nam. Tôi có vợ là người Việt và con trai.


7/ Ông đã ở Việt Nam bao lâu? Ông thấy có sự khác biệt nào giữa Việt Nam và các nơi Ông từng sống?


Tôi đã sống và làm việc tại Việt Nam từ năm 1989 và định cư ở đây từ năm 1993. Tôi từng sống ở Hong Kong và cả Anh – quê hương của tôi trước khi tôi tới đây. Tôi luôn cảm nhận Việt Nam là một đất nước rất hiếu khách để sống và luôn nhộn nhịp, điều mà bạn có thể so sánh với Hong Kong và New York, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh. Việt Nam có nhiều nét văn hóa đặc sắc hơn bất cứ nơi nào mà tôi đã sống và tất nhiên là Việt Nam có nhiều địa điểm du lịch đẹp như biển, thiên nhiên và địa danh lịch sử.



8/ Điều gì làm Ông tự hào khi sống và làm việc tại Việt Nam? Ông đã đóng góp gì cho đất nước này?


Tôi tự hào là một phần trong sự phát triển của đất nước này từ khi Đổi Mới được khởi xướng vào cuối những năm 80. Tôi lúc nào cũng tự hào khi bạn bè và người thân của mình đến thăm Việt Nam đều đánh giá cao đất nước này và đều mong muốn quay lại.


Tôi đã đầu tư vào công ty mà sau này trở thành 1 doanh nghiệp về tư vấn và kiểm toán quốc tế lớn, chúng tôi đã đào tạo nhiều chuyên gia ở Việt Nam – những người sau này nắm giữ nhiều vị trí chủ chốt trong và ngoài nước. Thực tế, Grant Thornton đã nhận được Huân chương từ Chủ tịch nước về đóng góp vào sự phát triển của ngành Kế toán.


Tôi là thành viên sáng lập và cũng là thành viên Hội đồng quản trị của Hiệp hội Doanh nghiệp Anh tại Việt Nam, nó là 1 trong 2 hiệp hội doanh nghiệp đầu tiên được cấp phép chính thức để đi vào hoạt động tại Việt Nam. Tôi giữ chức Chủ tịch 2 nhiệm kì (1999 – 2001 & 2014 – 2019).

Tôi từng là Chủ tịch của Quỹ Nụ cười Việt trong 10 năm và là thành viên Hội đồng Quản trị của nhiều quỹ từ thiện khác.

Tôi hiện là Phó Chủ tịch của Hội đồng Tư vấn Du lịch VN.

Tôi cũng tin là những đóng góp trên của tôi đã giúp tôi rất nhiều khi được xét duyệt thành công cho quốc tịch thứ hai của mình nên hiện tại tôi là công dân Anh và Việt Nam.



9/ Sau 30 năm ở VN, Ông đã trải nghiệm những thách thức như thế nào khi sống và kinh doanh tại đây?


Tôi nghĩ là mình có thể viết được 1 cuốn sách về những thách thức và kinh nghiệm mà tôi đã có được qua 30 năm tại đây. Thực ra nhờ vào khoảng thời gian ở Hong Kong trước đó và cả Trung Quốc Đại Lục hơn 10 năm trước khi tới VN nên nó cũng bớt đi phần nào bỡ ngỡ cho tôi. Thế nhưng đương nhiên là vào những ngày đầu tiên sẽ luôn luôn có những thử thách khi mà bạn thích nghi với môi trường mới và nhất là nơi mà ngôn ngữ ở đó khá khó cho người nước ngoài. Sau đó là những thách thức khi phải tìm kiếm cho mình những tiện nghi mà chúng tôi đã quen thuộc và nơi ở tại Hà Nội cho 3 năm đầu tiên (1990 -1992). Cơ sở hạ tầng kém phát triển và khung pháp lý chưa hoàn chỉnh, thiếu thốn các hướng dẫn cho nhà đầu tư, không có bất kì cuốn sách nào để tham khảo nhưng vì chúng tôi đã quyết định tới đây nên chúng tôi sẽ cùng nhau tự viết nên cuốn sách ấy.


Dù có những thách thức như vậy nhưng tôi lại luôn tận hưởng cuộc sống tại Việt Nam và chưa bao giờ có ý định rời khỏi đây, ngay cả khi tôi được chẩn đoán ung thư năm 1996. Tôi muốn dành trọn quãng đời còn lại ở đây và nhìn thấy sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Tôi mong mỏi chuyến đi Metro đầu tiên của mình tại tp HCM!


Xin cảm ơn Ông rất nhiều đã dành thời gian chia sẽ chân thành! Xin chúc Ông và gia đình luôn mạnh khỏe và chúc Ông sớm có chuyến đi Metro đầu tiên tại Tp.HCM!



Khuê An

--------------------

Nếu các bạn thấy bài viết có ích, hãy ủng hộ chúng tôi bằng cách SHARE và ấn nút LIKE trang FB Fanpage ở bên dưới để chúng tôi tiếp tục cập nhật nhiều tin bài có ý nghĩa cho các bạn!

--------------------

VnInvestors.com - Diễn Đàn Nhà Đầu Tư Việt Nam Toàn Cầu!

----------------


Xem thêm:


Comments


Banner - Luc nao nen dau tu - 2.png
Young Lawyer

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI, MUA NHÀ

DI TRÚ - DU HỌC - VIỆC LÀM TOÀN CẦU

Đăng ký để được chuyên gia tư vấn miễn phí!

Đã được gửi!

VnOPI Logo_highres.jpg

Overseas Investment - Immigration - Education - Career

Vietnam's Largest Exhibitions and Conferences

Logo M&A-cao.png

The Largest & Exclusive Event for Real Estate M&A in Vietnam!

© Copyright
bottom of page