top of page

Kinh nghiệm mua nhà ở New Zealand

Đã cập nhật: 1 thg 7, 2020

By HA NGOC NGAN, JUNE 5, 2019


Chắc hẳn nhiều bạn sinh sống/ học tập ở New Zealand hoặc cũng có thể bạn ở Việt Nam và đang quan tâm đến việc tìm mua nhà ở quốc gia xinh đẹp này lắm đây. Vậy nên bữa nay chị Trúc đặc biệt chia sẻ đến các bạn kinh nghiệm mua nhà ở New Zealand nha!


Đối tượng được mua nhà ở New Zealand


  • Với tất cả các loại nhà mới/ cũ thì bắt buộc bạn phải có resident visa/ permanent visa hoặc quốc tịch mới mua được. Đặc biệt người có quốc tịch ÚcSingapore được phép.


  • Trường hợp bạn có work visa/ student visa: chỉ được phép mua căn hộ chung cư mới, và mua xong không được ở mà phải cho thuê.


Thủ tục mua nhà ở New Zealand


Nói chung các thủ tục và giấy tờ khi mua nhà ở đây khá dễ dàng. Nếu bạn chỉ đi làm bình thường và không có nhiều tiền thì việc mua nhà ở New Zealand cũng không khó gì đâu, chỉ cần làm theo các bước sau là được.


Bước 1:


Xác định số tiền muốn vay ngân hàng, đầu tiên các bạn cần có trong đầu giá trị ngôi nhà muốn mua, số tiền phải đặt cọc cho ngân hàng (thường là từ 10-20% giá trị căn nhà). Ví dụ như mình vay ở ngân hàng BNZ, chỉ cần đặt cọc cỡ 15% thôi, do bạn có thể deal với ngân hàng về vấn đề tiền cọc này.


Bước 2:


Đặt lịch hẹn với ngân hàng. Khi đi các bạn nhớ mang theo thẻ ngân hàng, hộ chiếu/ bằng lái xe là đủ.Khi tới ngân hàng, họ sẽ hỏi các bạn các câu hỏi như: mức lương hiện tại, chi tiêu cho ăn uống, xăng xe, nhà cửa, điện nước, có bao nhiêu đứa con…, bạn và chồng/vợ/ người yêu có trả tiền chung hay không? Các bạn sẽ mất khoảng một tiếng để trả lời các câu hỏi này, và sau đó là đề nghị số tiền mình muốn vay.Sau 1 tuần sẽ có kết quả từ phía ngân hàng, nếu các bạn được phép vay thì chúng ta chuyển sang bước 3 nhé.


Bước 3:


Đây là bước các bạn sẽ tìm hiểu về vị trí và chọn mua căn nhà phù hợp với mình.


Xác định nơi muốn mua, số phòng, diện tích, gía cả của căn nhà muốn mua. Hàng tuần mình đều nhận được rất nhiều tờ quảng cáo của các công ty môi giới nhà đất như Raywhite, LJhooker,… phát đến tận nhà, Tuy nhiên họ chỉ môi giới các nhà trong thành phố mình ở, còn ở thành phố khác các bạn có thể xem trên mạng ở các website của họ hoặc tìm trên các trang như trademe.co.nz hoặc realestate.co.nz


Xem nhà: Thường mình sẽ đi xem nhà vào ngày chủ nhật. Mỗi căn nhà họ chỉ mở đúng 30 phút để khách xem. Trước khi vào nhà các bạn cần điền các thông tin như họ tên, số điện thoại, hay địa chỉ email. Những thông tin này để họ liên lạc lại sau hôm xem nhà thôi. Khi họ gọi nếu các bạn không muốn mua thì cứ nói là không thích, đừng ngại ngùng nhé.


Kiểm tra nhà: Nếu bạn chọn được ngôi nhà ưng ý rồi thì nên bỏ thêm chút tiền để kiểm tra xem nhà có bị nhiễm ma tuý/ drug không nhé, vì nếu nhà bị nhiễm nặng sẽ phải phá huỷ toàn bộ luôn. Cái này gọi là “Meth House Test”. Đây là việc cực kỳ quan trọng, vì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và giá trị căn nhà bạn mua (nếu bạn mua đi bán lại/ cho thuê, và quan trọng là không ai muốn mua xong phải phá huỷ toàn bộ căn nhà cả). Các bạn có thể xem thêm ở settled.govt.nz. Phí kiểm tra khoảng 300nzd


Bước 4:


Trả giá cho căn nhà muốn mua:

Ví dụ chủ căn nhà đó muốn bán với giá 600k nzd, bạn có thể trả giá xuống còn 540k, nhân viên môi giới sẽ điện thoại và nói chuyện với chủ nhà. Nếu hai bên đồng ý với giá khởi điểm thì sẽ hẹn gặp ở công ty bất động sản.Tuy nhiên khi đến công ty bất động sản thì người mua và người bán sẽ vào hai phòng riêng khác nhau. Đây là quyền riêng tư, và đến lúc nhận nhà bạn cũng không hề biết mặt hay thông tin liên hệ của chủ nhà cũ. Mình chỉ biết họ tên của chủ nhà đó thôi.


Khi ở trong các phòng riêng này, nhân viên môi giới sẽ là người trực tiếp nói chuyện với người mua hoặc người bán về các mức giá đề ra. Ví dụ chủ nhà không đồng ý với mức giá khởi điểm đã đưa ra, nhân viên sẽ quay lại phòng bạn và báo rồi tăng thêm chút giá. Mình thì mỗi lần như vậy mình tăng thêm 7k. Nhân viên sẽ ghi số tiền mới và bạn ký tên vào giấy mỗi lần yêu cầu tăng như vậy.


Sau một lúc chạy qua chạy lại giữa hai phòng như vậy, cuối cùng hai bên mua bán cũng thoả thuận được mức giá cuối cùng.


Ngay lúc ngày người bán sẽ ra về, còn bạn sẽ ở lại để ký đặt cọc và báo với nhân viên môi giới. Họ sẽ tự liên hệ luật sư và nhân viên ngân hàng mà bạn đã làm việc ở Bước 2.

Lúc này bạn có thể ra về và nghỉ ngơi rồi nha!


Bước 5:


Gọi điện hay gặp trực tiếp nhân viên tín dụng (nhân viên ngân hàng mà bạn đã liên hệ để vay tiền trước đó), báo với họ địa chỉ và số tiền, ngày thanh toán ngôi nhà bạn đã mua (thường bạn sẽ phải thanh toán trước 42 ngày kể từ ngày ký giấy mua nhà).


Bước 6:


Đến hạn phải thanh toán tiền cho chủ nhà. Luật sư sẽ gọi điện và yêu cầu bạn đến văn phòng luật sư để ký giấy tờ, bao gồm cả giấy vay nợ từ ngân hàng.


Bước 7:


Quay lại công ty bất động sản để nhận chìa khoá nhà mới mua.


*Lưu ý: Nếu bạn muốn vay tiền từ ngân hàng để mua nhà ở New Zealand, bạn cần có ít nhất số tiền deposit từ 10-20% giá trị căn nhà. Nếu có ít hơn bạn có thể vay từ các công ty tài chính, nhưng lưu ý là lãi suất vay sẽ cao hơn. Hiện tại lãi suất vay ngân hàng cho đến tháng 6/2019 là 3.95%/năm (fixed for 2 years – lãi suất sẽ giữ nguyên trong 2 năm). Trường hợp của mình còn được cash back 2,000 nzd.


Mình hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được phần nào cho các bạn trong hình dung ra qua trình mua nhà ở New Zealand nhé. Đương nhiên trên thực tế các bạn sẽ cần nhiều thời gian hơn để chọn được căn nhà ưng ý nha.


--------------------

Nếu các bạn thấy bài viết có ích, hãy ủng hộ chúng tôi bằng cách SHARE và ấn nút LIKE trang FB Fanpage ở bên dưới để chúng tôi tiếp tục cập nhật nhiều tin bài có ý nghĩa cho các bạn!

--------------------

VnInvestors.com - Diễn Đàn Nhà Đầu Tư Việt Nam Toàn Cầu!

----------------

Xem thêm:

Commentaires


Banner - Luc nao nen dau tu - 2.png
Young Lawyer

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI, MUA NHÀ

DI TRÚ - DU HỌC - VIỆC LÀM TOÀN CẦU

Đăng ký để được chuyên gia tư vấn miễn phí!

Đã được gửi!

VnOPI Logo_highres.jpg

Overseas Investment - Immigration - Education - Career

Vietnam's Largest Exhibitions and Conferences

Logo M&A-cao.png

The Largest & Exclusive Event for Real Estate M&A in Vietnam!

© Copyright
bottom of page