top of page

Pháp luật Việt Nam cho phép công dân mang bao nhiêu quốc tịch?

Đã cập nhật: 27 thg 8, 2020

Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp trả lời:

Ông Nguyễn Thanh Hồng hỏi: Tôi là công dân Việt Nam, hiện đang sinh sống và làm việc tại New Zealand. Tôi đã nộp hồ sơ và đang chờ xem xét được nhập quốc tịch New Zealand.

Phía cơ quan có thẩm quyền của New Zealand không yêu cầu tôi phải thôi quốc tịch Việt Nam trước khi nộp hồ sơ xin nhập quốc tịch New Zealand. Như vậy, tôi nghĩ tôi sẽ được thêm quốc tịch New Zealand ngoài quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên trong tương lai, tôi sẽ cùng gia đình tiếp tục sang Canada định cư. Tôi có thể có thêm quốc tịch Canada mà vẫn giữ quốc tịch New Zealand và quốc tịch Việt Nam không (Canada cũng cho phép mang nhiều quốc tịch)? Pháp luật của Việt Nam có cho phép không? Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp trả lời: Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác. Như vậy, nếu bạn đang là công dân Việt Nam và quốc gia bạn đang xin nhập quốc tịch không yêu cầu bạn phải thôi quốc tịch Việt Nam thì bạn có thể vừa có quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài. Việc sử dụng quốc tịch nước nào và tư cách công dân của quốc gia nào (Việt Nam hay nước ngoài) sẽ do pháp luật của Việt Nam và quốc gia bạn đang mang quốc tịch quy định, phù hợp với pháp luật quốc tế.

---------


Gần đay có vụ việc ông Phạm Phú Quốc, Đảng viên, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH), có quốc tịch Cộng hòa Síp. Trao đổi với báo chí về việc một ĐBQH có được phép có 2 quốc tịch, ông Trần Văn Túy, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Công tác Đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương thừa nhận Luật tổ chức Quốc hội hiện hành không quy định cụ thể.

(Ông Trần Văn Túy. Ảnh: Quốc hội Việt Nam)


Cũng trao đổi về vấn đề một ĐBQH có thể có 2 quốc tịch hay không, ĐBQH Bùi Văn Xuyền, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết: Luật tổ chức Quốc hội hiện hành chưa quy định rõ ràng vấn đề liên quan đến quốc tịch của ĐBQH. Chính vì thế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Quốc hội (được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV) đã bổ sung. Cụ thể,  về tiêu chuẩn của ĐBQH, để đảm bảo tính chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tránh xảy ra tình trạng vi phạm trong quá trình bầu cử ĐBQH như nhiệm kỳ khóa XIV, Luật đã bổ sung quy định về tiêu chuẩn quốc tịch đối với ĐBQH. Theo đó ngoài những tiêu chuẩn chung, ĐBQH có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. Luât sẽ có hiệu lực từ năm 2021.


Trước đây cũng có một ĐBQH từng có 2 quốc tịch đó là bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường khi trúng cử ĐBQH khóa XIV bị phát hiện có thêm quốc tịch Cộng hòa Malta, nhưng Quốc hội cũng lúng túng không biết xử lý sao. Trưởng Ban Công tác đại biểu dẫn lại câu chuyện là lúc đó Hội đồng bầu cử quốc gia đã họp và bỏ phiếu. Kết quả của cuộc họp và bỏ phiếu này là không công nhận tư cách đại biểu của bà Hường.

(Ông Nguyễn Công Khanh. Ảnh: Vietnam+)


Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Công Khanh, Cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực (Bộ Tư pháp) cho biết: Về nguyên tắc, công dân Việt Nam chỉ được mang một quốc tịch. Nhưng trong một số trường hợp ngoại lệ, Việt Nam vẫn cho phép công dân được mang 2 quốc tịch.

Cụ thể, các trường hợp ngoại lệ gồm: người được Chủ tịch nước cho phép; trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài và đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn muốn nhập quốc tịch Việt Nam; trẻ em là con nuôi. Ngoài ra, người có vợ chồng, cha mẹ đẻ, con đẻ là công dân Việt Nam thì được nhập quốc tịch Việt Nam và giữ lại quốc tịch của họ. Những trường này chỉ áp dụng với công dân bình thường, không áp dụng với cán bộ, công chức, đảng viên.


Vẫn theo ông Khanh, riêng đối với người là ĐBQH, đại biểu Hội đồng nhân dân, cán bộ công chức Nhà nước thì không có một quốc gia nào chấp nhận cho 2 quốc tịch.

"Tất cả các nước đều quy định đối với cán bộ công chức, ĐBQH, nghị sĩ, công an, quân đội thì chỉ có một quốc tịch duy nhất của quốc gia đó", Cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực nhấn mạnh.


***VnInvestor: dường như pháp luật Việt Nam vẫn chưa rõ ràng về vấn đề này.



Thành Đồng

--------------------

Nếu các bạn thấy bài viết có ích, hãy ủng hộ chúng tôi bằng cách SHARE và ấn nút LIKE trang FB Fanpage ở bên dưới để chúng tôi tiếp tục cập nhật nhiều tin bài có ý nghĩa cho các bạn!

--------------------

VnInvestors.com - Diễn Đàn Nhà Đầu Tư Việt Nam Toàn Cầu!

----------------

Banner - Luc nao nen dau tu - 2.png
Young Lawyer

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI, MUA NHÀ

DI TRÚ - DU HỌC - VIỆC LÀM TOÀN CẦU

Đăng ký để được chuyên gia tư vấn miễn phí!

Đã được gửi!

VnOPI Logo_highres.jpg

Overseas Investment - Immigration - Education - Career

Vietnam's Largest Exhibitions and Conferences

Logo M&A-cao.png

The Largest & Exclusive Event for Real Estate M&A in Vietnam!

© Copyright
bottom of page