top of page

Máy thở cho bệnh nhân Covid-19

Đã cập nhật: 1 thg 7, 2020

Máy thở là gì? Máy thở cần thiết như thế nào trong điều trị bệnh nhân COVID-19? Ngoài máy thở, các bệnh viện cần những máy hỗ trợ nào cho việc chữa trị bệnh này?


Một bệnh nhân được hỗ trợ bằng máy thở xâm nhập tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) - Ảnh: N.KHÁNH


Nói một cách đơn giản, máy thở thây thể chức năng hô hấp của phổi khi phổi bị vi rút Covid-19 gây tổn hại mất chức năng. Máy thở giúp bệnh nhân duy trì sự sống để chống chọi với bệnh và các bác sỹ có thêm thời gian để cứu chữa cho bệnh nhân phục hồi.


Máy thở được chia ra làm 2 loại chính: (1) loại xâm nhập; và (2) loại không xâm nhập.



Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (World Health Organization - WHO), khoảng 80% người nhiễm Covid-19 tự khỏi bệnh mà không cần nhập viện. Tuy nhiên 1 trên 6 người nhiễm có thể trở bệnh nặng và bị suy hô hấp - những trường hợp này thì vi rút phá hủy chức năng của phổi. Hệ thống miễn dịch cơ thể nhận biết hiện trạng này và mở các mạch máu để thêm tế bào miễn dịch. Hoạt động này có thể gây tràn dịch vào phổi, làm cho bệnh nhân khó thở hơn, giảm nghiêm trọng lượng ôxy trong cơ thể. Lúc này bệnh nhân cần máy thở để bơm ôxy vào phổi, nếu không có thể tử vong ngay.


Các bệnh nhân nghiêm trọng này sẽ được cho các loại thuốc để thư giản các cơ hô hấp của cơ thể, vì thế việc thở lúc này hoàn toàn do máy thở đảm trách. Việc sử dụng máy thở cũng phải được giám sát thường xuyên bởi chuyên viên có tay nghề.


Chuyên viên giám sát điều khiển máy thở


Đối với các bệnh nhân nhẹ hơn thì có thể sử dụng máy thở không xâm nhập áp lực dương (Continuous Positive Airway Pressure - CPAP).


Máy thở không xâm nhập CPAP bản chất là cái quạt tạo ra một dòng khí có áp lực dương để hỗ trợ động tác hít vào của bệnh nhân, khi đó bệnh nhân chỉ cần một động tác nhẹ đã có thể hít vào và đỡ tốn sức. Tuy vậy, áp lực dương này sẽ cản trở động tác thở ra. Vì đơn giản cho nên thiết bị này rẻ tiền hơn trong số các loại máy thở.


Máy thở BiPAP hiện đại hơn, nó cảm nhận được thì hít vào của bệnh nhân để nâng áp lực hỗ trợ lên cao và cảm nhận thì thở ra của bệnh nhân để hạ áp lực xuống thấp, để bệnh nhân hít vào dễ và thở ra không bị cản trở.


Máy thở xâm nhập là những máy thiết kế cho những bệnh nhân nặng, phải thở qua ống nội khí quản, khi đó máy sẽ kiểm soát hoạt động hô hấp của bệnh nhân. Do phải đáp ứng nhiều yêu cầu hô hấp của bệnh nhân nặng nên máy có nhiều phương thức thở khác nhau, thậm chí có thiết bị đã tích hợp đa năng cả thở xâm nhập và không xâm nhập.


Trừ máy thở CPAP rẻ hơn, các máy thở đắt rẻ khác nhau phụ thuộc độ tinh vi của phần mềm điều khiển, độ nhanh nhạy chính xác của bộ vi xử lý và các sensor, độ bền, thương hiệu và các chức năng kèm theo. Một chiếc máy thở đắt đỏ một phần do một model chỉ sản xuất vài ngàn chiếc.


Sử dụng máy thở không xâm nhập CPAP cho bệnh nhân bị nhiễm trùng hệ hô hấp cũng gây nhiều lo ngại là các giọt bắn có thể rò rỉ qua mặt nạ và lan sang y bác sĩ chăm sóc cho bệnh nhân. Nhiều nơi thây thế mặt nạ bằng mũ trùng kín đầu.



Theo ông Tăng Chí Thượng (phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM), hiện các bệnh viện của thành phố có trên 1.000 máy thở. Số lượng này tuy chưa phải lớn nhưng có thể đáp ứng được nhu cầu điều trị cho các bệnh nhân hiện tại, đặc biệt bệnh nhân nhiễm COVID-19.


Ngoài máy thở, ông Thượng cho rằng một loại máy hỗ trợ điều trị COVID-19 khá thiết thực hiện nay đó là máy đo độ bão hòa oxy trong máu. Máy này điều dưỡng rất cần để đo mạch, đo nồng độ oxy trong máu (Sp02) và theo dõi suy hô hấp cho bệnh nhân nhiễm COVID-19. Ngoài ra, máy đo huyết áp điện tử, máy thở chuyên dụng cho cấp cứu ngoại viện là những trang thiết bị y tế (nếu có) sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình chăm sóc, điều trị bệnh nhân.


Các loại máy này dễ mua, chi phí thấp nên có thể mua với số lượng lớn để phân bổ cho nhiều nơi đang cần sử dụng. Đặc biệt sau khi hết dịch, máy này còn có thể sử dụng theo dõi cho nhiều loại bệnh khác nhau.


Về số lượng máy thở cả nước hiện có, Bộ Y tế cho biết báo cáo của các bệnh viện toàn quốc cho biết cả nước có khoảng 6.000 máy thở. Vừa qua, Bộ Y tế đã mua thêm 200 máy và đang tiến hành mua tiếp đợt 2. Tiểu ban hậu cần của Ban Chỉ đạo chống dịch quốc gia đã lên dự trù và đang tiến hành thương thảo để mua thêm máy thở, máy chụp X-quang, thiết bị theo dõi bệnh nhân... từ nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.


Theo bác sĩ thuộc khoa chăm sóc đặc biệt, máy thở là 1 thiết bị phức tạp, nó có thể làm cho bệnh nhân tổn thương nặng hơn nếu cài đặt không đúng. Các thách thức kỹ thuật của máy thở rất phức tạp. Sử dụng máy thở cho chăm sóc đặc biệt cần chuyên môn sâu.


Hiện nay ở Việt Nam có vài đơn vị bắt đầu sản xuất máy thở theo bản quyền, thiết kế của Medtronic hay MIT và các tổ chức khác. Tuy nhiên việc kiểm nghiệm hoạt động an toàn của máy thở là rất cần thiết để tránh gây hại cho bệnh nhân.


--------------------

Nếu các bạn thấy bài viết có ích, hãy ủng hộ chúng tôi bằng cách SHARE và ấn nút LIKE trang FB Fanpage ở bên dưới để chúng tôi tiếp tục cập nhật nhiều tin bài có ý nghĩa cho các bạn!

--------------------

VnInvestors.com - Diễn Đàn Nhà Đầu Tư Việt Nam Toàn Cầu!

----------------

-----------------------

Tham khảo:

------------------------

Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không phải là tư vấn chuyên môn và không có tính chất thương mại. Quý độc giả vui lòng liên hệ với các chuyên gia khi cần tìm hiểu thêm về thiết bị này.

------------------------


Xem thêm:


Banner - Luc nao nen dau tu - 2.png
Young Lawyer

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI, MUA NHÀ

DI TRÚ - DU HỌC - VIỆC LÀM TOÀN CẦU

Đăng ký để được chuyên gia tư vấn miễn phí!

Đã được gửi!

VnOPI Logo_highres.jpg

Overseas Investment - Immigration - Education - Career

Vietnam's Largest Exhibitions and Conferences

Logo M&A-cao.png

The Largest & Exclusive Event for Real Estate M&A in Vietnam!

© Copyright
bottom of page