Lỗi bảo lãnh người phối ngẫu định cư Úc
Có rất nhiều đơn xin cấp thị thực dạng bảo lãnh vợ/chồng/bạn đời đã bị từ chối bởi Bộ Nội vụ Úc và thực ra những đơn này chỉ mắc những lỗi rất nhỏ như thông tin không đồng nhất hoặc bằng chứng thiếu thuyết phục. Nếu bạn đang có ý định nộp đơn xin thị thực dạng này mà không có bất cứ sự hỗ trợ nào từ các công ty tư vấn, hãy đọc những lỗi thường gặp trong bài này mà bạn nên tránh để giảm thiểu rủi ro bị từ chối đơn và bị mất khoảng 8.000 đô la Úc phí nộp hồ sơ.
Trước khi nộp hồ sơ, bạn cần chắc rằng mình đã đính kèm toàn bộ bằng chứng thuyết phục trước khi nộp tới cơ quan, để thuyết phục người thẩm định rằng mối quan hệ của bạn với người đứng ra bảo lãnh là có thật. Lập luận càng chắc chắn thì cơ hội đậu thị thực của bạn càng cao và trong nhiều trường hợp nó được xử lý khá nhanh chóng. Bạn phải tập trung vào việc thể hiện rằng mối quan hệ của bạn là xuất phát từ tình cảm tự nhiên giữa 2 người.
1/ Sự không thống nhất trong quá trình thẩm định hồ sơ
Nếu hồ sơ của bạn không thống nhất trong suốt quá trình thẩm định, điều này có thể dẫn đến sự nghi ngờ trong lòng nhà thẩm định, trong trường hợp này bạn sẽ được yêu cầu cung cấp thêm những giấy tờ khác và điều này có thể kéo dài hoặc làm trì hoãn quá trình xét đơn cũng như kết quả của nó.
Như đa số các hồ sơ xin thị thực khác, quá trình này tốn nhiều thời gian và rất nhiều tài liệu được yêu cầu nộp như một phần của hồ sơ, một số thông tin có thể bị chồng chéo nhau qua nhiều tài liệu và bạn cần giữ sự đồng nhất. Những thông tin này bao gồm lịch sử du lịch, công việc và chi tiết các liên hệ và thông tin giữa 2 người.
Trong nhiều trường hợp, lỗi này có thể do sự bất cẩn, nó có thể bị xem như là giả dối đối với nhà thẩm định, đó là lý do vì sao mà bạn nên kiểm tra nhiều lần những giấy tờ của mình trước khi nộp hoặc tìm kiếm lời khuyên từ những chuyên viên di trú.
2/ Thiếu cơ sở chứng minh mối quan hệ
Nếu bạn đang cân nhắc về việc nộp đơn diện bảo lãnh người phối ngẫu, bạn cần nhớ rằng tất cả những gì người thẩm định muốn biết là mối quan hệ thực sự giữa 2 người, vì thế không nên được mô tả quá sơ sài hay ngắn gọn mà phải thật chi tiết và nêu rõ ra mức độ sâu sắc của mối quan hệ càng nhiều càng tốt, chỉ như vậy thì cơ hội thành công của bạn mới cao.
Cần trao đổi thường xuyên với người phối ngẫu của bạn để chắc rằng có đầy đủ các thông tin cần thiết, không nên để thiếu bất cứ thông tin nào, nếu bạn không tự tin mình đã nộp đầy đủ thông tin hoặc bạn còn phân vân trong việc đối chiếu nhiều bằng chứng, hãy tìm những chuyên gia uy tín để có thể được tư vấn. Phải chắc chắn là những thông tin bạn cung cấp không mơ hồ hay thiếu rõ ràng, đặc biệt là trong những phần bằng chứng khẳng định mối quan hệ giữa 2 người, gặp nhau ra sao và diễn tiến tốt đẹp của nó. Những mốc thời gian cũng vô cùng quan trọng, quá trình từ lúc gặp nhau, yêu nhau, chuyển đến sống chung và sau đó nên được làm rõ bằng những ngày tháng cụ thể.
3/ Diễn đạt lan man
Một số cặp quá tập trung vào một khía cạnh của mối quan hệ và bỏ qua những điểm khác hoặc thậm chí không dành thời gian hay công sức đầu tư vào nó. Ví dụ như những hồ sơ quá đi vào chi tiết về việc họ gặp nhau như thế nào và đi kèm vẫn có mốc thời gian nhưng nó lại quá ngắn gọn hoặc bỏ qua những ý khác cũng quan trọng không kém là vấn đề tài chính, chung sống, quan điểm sống, kế hoạch cho tương lai, đời sống và sinh hoạt hằng ngày.
Đảm bảo rằng bạn không bỏ qua những ý trên mà hãy chi tiết hết sức có thể và đừng bao giờ ngại ngùng khi nói về việc ai trả hóa đơn, ai làm việc nhà, bạn bè chung của 2 người, hình ảnh chung của 2 bạn trên mạng xã hội, gia đình gặp mặt nhau như thế nào,… Mọi thứ càng rõ ràng thì bằng chứng cho sự bền chặt của mối quan hệ giữa hai bạn lại càng mạnh mẽ. Đó là chuyện cá nhân, dù vậy, đừng ngại ngùng, cho nhà thẩm định biết bạn yêu bạn đời của mình như thế nào và vì sao.
Tuy nhiên, đưa ra những bằng chứng không liên quan có thể biến hồ sơ của bạn trở thành “trò cười”, hoặc là bạn cố gắng diễn tả điều gì đó nhưng hóa ra nó lại không hề có tác dụng. Ví dụ, nếu bạn cảm thấy bất cứ thông tin hay tài liệu nào không làm cho hồ sơ của bạn thuyết phục hơn, hãy mạnh dạn bỏ nó ra. Nếu bạn còn đang phân vân cái nào nên hay không nên thêm vào, hãy tìm đến nhà tư vấn chuyên nghiệp.
4/ Không trung thực
Một trong những lý do thường thấy từ những trường hợp bị từ chối cấp thị thực dạng này tại Úc là do bạn cố tình che giấu hoặc lừa dối về các chi tiết trong hồ sơ. Bạn cũng có thể bị cấm không được xin bất cứ loại visa nào vào Úc nếu bị phát hiện cung cấp thông tin sai sự thật hoặc che giấu thông tin vì điều đó là phạm pháp.
Tóm lại, dù không bắt buộc bạn phải tìm đến các dịch vụ môi giới hay tư vấn thì bạn vẫn cần những chuyên gia, những người có tầm hiểu biết trong lĩnh vực để tham khảo ý kiến vì đây là một quyết định lớn trong đời bạn, hơn nữa ảnh hưởng trực tiếp tới mối quan hệ giữa bạn và người bạn đời sau này.
Hảo Hảo
Comments