101 Các vấn đề PHẢI BIẾT khi đi XKLĐ Nhật Bản 2020
Đã cập nhật: 1 thg 7, 2020
12/03/2020
Nhật Bản đang là một trong những thị trường tiếp nhận tốt nhất đối với lao động Việt Nam, phần lớn đối tượng người lao động tham gia là lao động phổ thông, nghèo khó, nhận thức còn hạn chế.

Chính vì sự thiếu hiểu biết về chương trình nên rất dễ dẫn đến những quyết định sai lầm khi lựa chọn công ty môi giới, đi theo sự chỉ dẫn của “cò mồi” để dẫn đến chi phí đội lên cao hơn nhiều so với chi phí thực tế, tiền mất tật mang và dù bỏ rất nhiều thời gian nhưng vẫn không thể đi được.
Dưới đây chúng tôi tổng hợp những kiến thức cơ bản nhất mà người lao động phải nắm được khi bắt đầu tham gia. Chắc chắn người lao động sẽ có cái nhìn rõ nhất đối với thị trường Nhật Bản, hoàn toàn có thể định hướng cho bản thân hoặc những người xung quanh.
I/ CHƯƠNG TRÌNH XKLĐ NHẬT BẢN 1. XKLĐ đi Nhật Bản là gì?
Nhật Bản tiếp nhận nguồn lao động Việt Nam qua hai hình thức chủ yếu: visa thực tập sinh dành cho lao động phổ thông (bao gồm cả lao động có tay nghề, bằng nghề phổ thông từ cao đăng trở xuống như: may, hàn, xây dựng, mộc, …). Loại visa lao động thứ 2 là visa kỹ thuật viên dành cho kỹ sư tốt nghiệp tại các trường Đại học ở VN và thường yêu cầu năng lực tiếng.
Đối với chương trình thực tập sinh, người lao động được trợ cấp tháng đầu và nhận lương cơ bản các tháng về sau theo hợp đồng lao động giữa người lao động và xí nghiệp tiếp nhận ký tại Việt Nam.
2. Thực tập sinh là gì? Tu nghiệp sinh là gì?
Thực tập sinh là gì? Thực tập sinh kỹ năng là gì? Hiểu đúng về chương trình thực tập sinh Nhật Bản là chương trình giúp tu nghiệp sinh sử dụng những kỹ năng mà mình được học tập và thành thạo để áp dụng vào công việc thực tế tại Nhật Bản với mối quan hệ chủ - thợ. Thời gian thực tập: Tổng thời gian tu nghiệp và thực tập kỹ năng không quá 3 năm. Thời gian tu nghiệp dưới 6 tháng sẽ không được tham gia thực tập kỹ năng. Nơi làm việc: Nhà máy, xí nghiệp đã trải qua tu nghiệp
Tu nghiệp sinh là gì? Tu nghiệp sinh hay còn gọi là tu nghiệp sinh Nhật Bản là chỉ các lao động Việt Nam sang Nhật Bản làm việc theo chương trình tu nghiệp sinh Nhật Bản. Chương trình này là chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản trước năm 2012, từ năm 2012 trở đi chương trình này đã kết thúc và được thay thế bằng chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản. Chính vì thế, những lao động đi xuất khẩu lao động Nhật Bản từ năm 2012 trở về trước mới được gọi là tu nghiệp sinh còn sau năm 2012 thì không còn được gọi là tu nghiệp sinh nữa mà gọi là thực tập sinh.
3. Xuất khẩu lao động Nhật Bản là gì? Một số tên gọi bạn cần biết liên quan đến XKLĐ Nhật Bản Xuất khẩu lao động là hình thức đưa người lao động làm việc tại nước ngoài theo chương trình hợp tác giữa 2 quốc gia, với đơn vị chủ quản là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) và các công ty phái cử có chức năng đưa người lao động sang nước ngoài làm việc được gọi là công ty phái cử. Để sang nước ngoài làm việc hợp pháp người lao động nhất định phải thông qua một trong hai đơn vị quản lý là Bộ LĐTB&XH hoặc công ty phái cử mới được coi là đi xuất khẩu lao động hợp pháp